Việt Nam và Đức họp Nhóm Điều hành chiến lược lần thứ ba

Chia sẻ
(VOV5) - Thực hiện thỏa thuận giữa hai Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thăm Đức và cùng Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer chủ trì cuộc họp Nhóm Điều hành chiến lược cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam - Đức lần thứ ba.

(VOV5) - Thực hiện thỏa thuận giữa hai Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thăm Đức từ ngày 13-14/9/2015 và cùng Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer chủ trì cuộc họp Nhóm Điều hành chiến lược cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam - Đức lần thứ ba.

Tại cuộc họp, hai bên trao đổi và nhất trí về phương hướng và các biện pháp thúc đẩy triển khai các dự án và kế hoạch hợp tác lớn giữa Việt Nam và Đức trong thời gian tới, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên như hợp tác chính trị chiến lược, thương mại và đầu tư, hợp tác phát triển, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tư pháp và pháp luật. Đức khẳng định tiếp tục duy trì cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2017, tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên là năng lượng; đào tạo nghề gắn với phát triển kinh tế bền vững; và chính sách môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Việt Nam và Đức họp Nhóm Điều hành chiến lược lần thứ ba  - ảnh 1
(VOV5) - Thực hiện thỏa thuận giữa hai Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thăm Đức từ ngày 13-14/9/2015 và cùng Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer chủ trì cuộc họp Nhóm Điều hành chiến lược cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam - Đức lần thứ ba. Ảnh:baotintuc.vn


Phía Đức cam kết ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ toàn diện với EU, hỗ trợ thúc đẩy các nước EU sớm phê chuẩn Hiệp định Hợp tác và đối tác (PCA), ủng hộ EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế nhất là tại Liên hợp quốc, ASEM, khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU.


Về vấn đề Biển Đông, Đức tái khẳng định lập trường của các nước EU và Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu (G7), phản đối việc sử dụng vũ lực và các hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp tình hình, ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu