Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc tại Cộng hòa Áo

Chia sẻ
(VOV5) - Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn nhấn mạnh: Việt Nam mong muốn Cộng hòa Áo quan tâm hơn nữa đến việc ổn định tình hình ở khu vực, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
(VOV5) - Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn nhấn mạnh: Việt Nam mong muốn Cộng hòa Áo quan tâm hơn nữa đến việc ổn định tình hình ở khu vực, an toàn hàng hải ở Biển Đông. 


Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Áo từ ngày 11-13/9, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn dẫn đầu, hội đàm với Chủ tịch thứ hai Hạ viện Áo Karlheinz Kopf về các vấn đề đôi bên cùng quan tâm. Tại cuộc hội đàm, Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị Hạ viện Áo tiếp tục quan tâm và ủng hộ việc ưu tiên ODA đối với Việt Nam trong thời gian tới. Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn nhấn mạnh: Việt Nam mong muốn Cộng hòa Áo quan tâm hơn nữa đến việc ổn định tình hình ở khu vực, an toàn hàng hải ở Biển Đông, ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).



Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc tại Cộng hòa Áo  - ảnh 1
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn

 Phó Chủ tịch cũng đề nghị Áo với tư cách là nước có thế mạnh về luật pháp quốc tế chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn về luật cho Việt Nam. Để góp phần nâng cao mối quan hệ giữa hai nước, hai Quốc hội, Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị tăng cường trao đổi các cấp giữa Quốc hội Việt Nam với Hạ viện Áo nói riêng và Nghị viện Áo nói chung; tiếp tục phát huy cơ chế tham vấn và phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn đa phương như Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Diễn đàn Đối tác Nghị viện Á – Âu (ASEP)… Phó Chủ tịch cũng đề nghị Nghị viện Áo sớm phê chuẩn Hiệp định đối tác hợp tác toàn diện (PCA) đã ký giữa Việt Nam và EU tháng 6/2012, thúc đẩy để Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU có thể kết thúc như dự kiến vào tháng 10/2014, ủng hộ việc EU công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.


Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu