Chính phủ xem xét, thảo luận về 7 dự án Luật, Pháp lệnh

Chia sẻ
 (VOV5) - Tiếp tục chương trình phiên họp Chính phủ thường thường kỳ tháng 1/2013, ngày 30/1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã xem xét, thảo luận về 7 dự án Luật, Pháp lệnh gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng

(VOV5) - Tiếp tục chương trình phiên họp Chính phủ thường thường kỳ tháng 1/2013, ngày 30/1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã xem xét, thảo luận về 7 dự án Luật, Pháp lệnh gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Tiếp công dân; Pháp lệnh công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Chính phủ xem xét, thảo luận về 7 dự án Luật, Pháp lệnh - ảnh 1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, các thành viên Chính phủ tập trung đóng góp 1 số vấn đề lớn lien quan đến mức thuế suất phổ thông; quy định khống chế lãi tiền vay không được trừ vào chi phí đối với khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu; ưu đãi thuế suất đối với đầu tư mở rộng; ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động rất lớn đến xã hội và đối với hoạt động thu hút và thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Sửa đổi luật kỳ này chúng ta đặt ra yêu cầu lớn phục vụ cho tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng đầu tư vào chiều sâu, phát huy nông nghiệp nông thôn, chế biến sâu, công nghệ cao. Thứ hai là thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh không để bị tụt hậu. Mấy năm rồi đầu tư nước ngoài khó dần mà bạn bè cũng bình luận chúng ta hấp dẫn đầu tư cũng khó rồi. Sửa đổi luật lần này ta cũng tính toán tới mục tiêu khắc phục những hạn chế này”.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, sớm hoàn thiện các dự án Luật để trình Quốc hội./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu