Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8

Chia sẻ
(VOV5) - Các thành viên Chính phủ nhất trí với đánh giá: từ đầu năm đến nay, các cấp, các ngành nghiêm túc triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính nên tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực và đúng hướng. 

(VOV5) - Trong 2 ngày 27 và 28/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 - ảnh 1
hủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh tại phiên họp Chính phủ tháng 8/2013. (Ảnh: VGP)


Các thành viên Chính phủ nhất trí với đánh giá: từ đầu năm đến nay, các cấp, các ngành nghiêm túc triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính nên tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực và đúng hướng. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì tương đối ổn định còn chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng cũng tăng 5,3%; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao hơn kế hoạch với gần 85 tỷ USD trong 8 tháng qua, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chính sách về an sinh và phúc lợi xã hội tiếp tục được bảo đảm.


Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục kiên trì, nhất quán thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với đảm bảo an sinh xã hội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Tôi đề nghị  hết sức chú ý kiềm chế lạm phát, mà  kiểm soát theo hướng nào, mục tiêu nào là mục tiêu từ đầu năm khoảng 7%. Bây giờ giá xăng dầu dứt khoát theo thị trường đi, rồi giá điện từ nay đến cuối năm phải giữ như thế nào, điều hành như thế nào? Rồi giá dịch vụ y tế, tháng 9 này là giá giáo dục. Thì bây giờ mình không có bao cấp mà vấn đề là đảm bảo hàng cung ứng, đảm bảo đủ không để cho thiếu hàng tăng giá thôi, chứ mình không bao cấp cái này được”.


Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp đã đề ra, nhất là đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công, vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ODA; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu; đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành liên quan và các địa phương chủ động các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu