Việt Nam tăng cường đối phó với dịch cúm A/H7N9

Chia sẻ
(VOV5) - Trước tình hình nhiều ca mắc và tử vong do cúm A/H7N9 tại Trung Quốc và tiềm ẩn khả năng xâm nhập vào Việt Nam, ngày 9/4, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã làm việc với Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí Minh về công tác phòng chống dịch.

(VOV5) - Trước tình hình nhiều ca mắc và tử vong do cúm A/H7N9 tại Trung Quốc và tiềm ẩn khả năng xâm nhập vào Việt Nam, ngày 9/4, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã làm việc với Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí Minh về công tác phòng chống dịch.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Việt Nam có đường biên giới trên bộ và hệ thống cảng biển, cảng hàng không giáp với Trung Quốc, do đó nguy cơ tiềm ẩn sự xâm nhập rất lớn của cúm A/H7N9 vào Việt Nam.

Dù đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với cúm A/H7N9 nhưng các bệnh viện, Trung tâm Y tế Dự phòng Việt Nam cần tích cực chủ động phòng chống dịch cúm, sẵn sàng tác chiến khi có dịch; đồng thời, người dân cần cảnh giác, nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thực phẩm, gia cầm đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.

Việt Nam tăng cường đối phó với dịch cúm A/H7N9 - ảnh 1
Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân không dùng gia cầm không rõ nguồn gốc.vietnamnet.vn

 Trong khi đó, tại phía bắc, tỉnh Quảng Ninh giáp với Trung quốc, đã chủ động triển khai rà soát các vùng có khả năng lây nhiễm cúm. Đặc biệt, máy đo thân nhiệt, công tác kiểm dịch, làm tờ khai sức khỏe khi nhập cảnh được triển khai ở các cửa khẩu. Ông Vũ Xuân Diện, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng ninh, cho biết : “Việc kém soát qua lại biên giới, liên quan đến cúm A/H7N9 chủ yếu là nhóm gia cầm, đặc biệt là buôn lậu gia cầm qua biên giới. Các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh cũng đã tiến hành kiểm tra. Chúng tôi khẳng định, cơ bản việc buôn lậu gia cầm qua biên giới đã bị khống chế nhưng chúng tôi tiếp tục chỉ đạo các địa phương trong tỉnh phối hợp với các ngành chức năng chống thẩm lậu gia cầm qua biên giới. Bây giờ, chúng tôi cũng thành lập ban chỉ đạo để chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát tất cả những chỗ có nguy cơ thẩm lậu gia cầm vào nhằm hạn chế mức thấp nhất việc lây lan dịch cúm. Kiểm tra thân nhiệt cũng có, kiểm tra về cúm phải khám, phát hiện, khi có triệu chứng nghi ngờ thì chúng tôi đưa vào kiểm tra”.

Trong khi đó, giới chức y tế Trung Quốc cho biết chiều 9/4, lại có thêm 2 bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm H7N9 ở các tỉnh An Huy và Giang Tô tử vong, nâng số trường hợp tử vong do nhiễm cúm gia cầm H7N9 tại nước này lên 9 ca.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu