Việt Nam đại diện cho ASEAN cam kết đóng góp vào nỗ lực chung “Bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang”

Chia sẻ
(VOV5) -Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định cam kết của Việt Nam tham gia đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 23/5 tiến hành phiên Thảo luận mở với chủ đề “Bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi và sự tham gia của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, đại diện của gần 80 quốc gia thành viên, Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế và một số tổ chức khu vực.

Việt Nam đại diện cho ASEAN cam kết đóng góp vào nỗ lực chung “Bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang”  - ảnh 1Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. - Ảnh: Hữu Hoàng/TTXVN 

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, thay mặt các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có bài phát biểu, đánh giá cao việc tổ chức Thảo luận mở nhằm tái khẳng định cam kết của cộng đồng quốc tế về bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang.

Theo Đại sứ, các nước ASEAN khẳng định chính phủ các nước có trách nhiệm hàng đầu trong vấn đề bảo vệ người dân, nhiệm vụ bảo vệ thường dân trong xung đột phải được thực hiện phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia chủ nhà.

Các nước ASEAN chia sẻ kinh nghiệm của khu vực về ngoai giao phòng ngừa và kêu gọi tăng cường hợp tác giữa ASEAN và LHQ nhằm hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo để tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ, trong đó có vai trò và sự hợp tác với các trung tâm gìn giữ hòa bình của các nước trong khu vực. 

Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định cam kết của Việt Nam tham gia đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có việc tham gia Phái bộ gìn giữ hoà bình của LHQ tại Nam Sudan (UNMISS). Đại sứ nêu rõ Việt Nam coi trọng công tác đào tạo về luật nhân đạo quốc tế và có chính sách không khoan nhượng đối với các lạm dụng và xâm hại tình dục trong hoạt động gìn giữ hoà bình. 

Chiều 23/5, tại Hà Nội, trong cuộc họp báo thông tin về Đại hội Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp lần thứ IV nhiệm kỳ 2019 - 2024, Chủ  nhiệm Câu lạc bộ Nguyễn Duy Lãm, cho biết Đại hội sẽ được tổ chức vào ngày 30/5/2019 tại Hà Nội với sự tham gia của khoảng 150 tập thể và cá nhân. Đại hội sẽ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Câu lạc bộ lần thứ III (nhiệm kỳ 2013 - 2018); quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ nhiệm kỳ 2019 - 2024; bầu các chức danh lãnh đạo Câu lạc bộ nhiệm kỳ 2019 - 2024, đồng thời thảo luận thông qua Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ IV.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/7/1999, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quyết định về việc thành lập Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp. Câu lạc bộ là địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp tìm hiểu về các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của Nhà nước về kinh tế, xã hội. Đây cũng là diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm và đưa ra kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu