Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch HCM:Giá trị lý luận và thực tiễn đối với phong trào thi đua

Chia sẻ
(VOV5) - Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh Lời kêu gọi thi đua ái quốc thực sự là văn kiện chứa đựng những chỉ dẫn hết sức quý báu, có giá trị sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn đối với phong trào thi đua yêu nước

Sáng 8/6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn đối với phong trào thi đua yêu nước hiện nay” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018). Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương Đặng Thị Ngọc Thịnh dự và phát biểu khai mạc.

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch HCM:Giá trị lý luận và thực tiễn đối với phong trào thi đua - ảnh 1 Toàn cảnh Hội thảo. (VOV)

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh Lời kêu gọi thi đua ái quốc thực sự là văn kiện chứa đựng những chỉ dẫn hết sức quý báu, có giá trị sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn đối với phong trào thi đua yêu nước; đặc biệt là thể hiện rõ nét tính hệ thống và nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, về xây dựng đời sống mới, xã hội mới, con người mới. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định 70 năm qua, trải qua các giai đoạn cách mạng, dưới những tên gọi, nội dung và hình thức biểu hiện khác nhau, phong trào thi đua yêu nước vẫn phát triển theo dòng chảy liên tục, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của từng thời kỳ:  “Những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử đều ghi rõ dấu ấn việc tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân Việt Nam. Thi đua là động lực tinh thần và qua đó tạo ra sức mạnh vật chất vô cùng to lớn, góp phần huy động nhân tài, vật lực, sức người, sức của đổi với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đây vừa là kinh nghiệm thực tiễn, vừa bổ sung và khẳng định quan điểm, tư tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thi đua là động lực, là biện pháp để động viên nhân dân thực hiện sự nghiệp cách mạng của dân tộc”.

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch HCM:Giá trị lý luận và thực tiễn đối với phong trào thi đua - ảnh 2Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại hội thảo. (VOV)

Theo Phó Chủ tịch nước, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, phong trào thi đua yêu nước đã được tổ chức sâu rộng, từng bước đổi mới nội dung, hình thức, bám sát thực tiễn, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, địa phương, đơn vị. Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu được tôn vinh, khen thưởng kịp thời, trở thành những tấm gương điển hình trong các phong trào thi đua các cấp, mang lại hiệu quả xã hội to lớn.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu