Công bố báo cáo 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới

Chia sẻ
(VOV5) - Các đại biểu nhận định 5 năm qua, Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thành viên theo đúng các cam kết gia nhập WTO, tiến hành mạnh mẽ cải cách chính sách kinh tế - thương mại theo hướng minh bạch và tự do hoá. Cộng đồng quốc tế thừa nhận Việt Nam là thành viên mới năng động, đầy triển vọng. Những kết quả bước đầu sau 5 năm hội nhập WTO được hội thảo đánh giá là "bàn đạp” để kinh tế Việt Nam vươn lên, trở thành nền kinh tế mạnh trong khu vực.

(VOV5) - Sáng nay (03/04), tại Hà Nội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu cần gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tổ chức hội thảo Công bố báo cáo “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới”.

Công bố báo cáo 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - ảnh 1
Những kết quả bước đầu sau 5 năm hội nhập WTO được hội thảo đánh giá là "bàn đạp” để kinh tế Việt Nam vươn lên, trở thành nền kinh tế mạnh trong khu vực.
(Ảnh: internet)

Các đại biểu nhận định 5 năm qua, Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thành viên theo đúng các cam kết gia nhập WTO, tiến hành mạnh mẽ cải cách chính sách kinh tế - thương mại theo hướng minh bạch và tự do hoá. Cộng đồng quốc tế thừa nhận Việt Nam là thành viên mới năng động, đầy triển vọng. Những kết quả bước đầu sau 5 năm hội nhập WTO được hội thảo đánh giá là "bàn đạp” để kinh tế Việt Nam vươn lên, trở thành nền kinh tế mạnh trong khu vực.

Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhấn mạnh: Nghiên cứu của chúng tôi không chỉ nhìn trên khía cạnh WTO mà còn cả trên khía cạnh các hiệp định mà Việt Nam đã ký đã thực hiện phần nào. Và trong cách nhìn như vậy nó có những đặc điểm quan trọng liên kết với nhau khi nhìn vào các ngành và lĩnh vực cụ thể. Tức là lợi thế so sánh của chúng ta ở đâu và có lợi thế không, nhưng cái lợi thế ấy là chưa đủ mà phải nhìn nó với mức độ lan tỏa của nền kinh tế và cái lan tỏa ấy gắn với câu chuyện chính sách tức là mức độ bảo hộ thực tế của Việt Nam. Đây là cách nhìn khá mới mẻ trong tăng trưởng chung và các ngành của Việt Nam và nó gắn với khái niệm rất lớn là mạng sản xuất và chuỗi giá trị”.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng bài học rút ra sau 5 năm đối với kinh tế Việt Nam là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Nhà nước, doanh nghiệp và sản phẩm bằng các biện pháp thiết thực; tranh thủ công nghệ tiên tiến, bên cạnh đó phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu