Bảo vệ lợi ích xuất khẩu trước các biện pháp chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

Chia sẻ
(VOV5)- Hội đồng tư vấn phòng vệ thương mại, thuộc Trung tâm WTO- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngày 24/5 tổ chức Hội thảo “Kiện ra tòa án Hoa Kỳ và WTO để bảo vệ lợi ích xuất khẩu trước các biện pháp chống bán phá giá-chống trợ cấp tại Hoa Kỳ, thực tiễn và bài học kinh nghiệm”.

(VOV5)- Hội đồng tư vấn phòng vệ thương mại, thuộc Trung tâm WTO- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngày 24/5 tổ chức Hội thảo “Kiện ra tòa án Hoa Kỳ và WTO để bảo vệ lợi ích xuất khẩu trước các biện pháp chống bán phá giá-chống trợ cấp tại Hoa Kỳ, thực tiễn và bài học kinh nghiệm”.



Bảo vệ lợi ích xuất khẩu trước các biện pháp chống bán phá giá tại Hoa Kỳ - ảnh 1



Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro với các rào cản khác nhau, trong đó đáng chú ý là các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong những năm tiếp theo nhóm mặt hàng như dệt may, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, thép, đinh, ốc vít…có nguy cơ bị liệt vào danh sách bán phá giá cao nhất. Ngoài ra, một số mặt hàng mới như hóa chất, sản phẩm cơ khí, điện, nhựa... cũng có thể bị điều tra.


Một trong những cộng cụ pháp lý hữu hiệu để các nước xuất khẩu bảo vệ lợi ích chính đáng của mình là sử dụng Tòa án Hoa Kỳ hoặc Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam, cho biết “Có 4 điểm để chúng ta kiện tại WTO và Tòa án Hoa Kỳ đó là các vấn đề quy về 0, hay là vấn đề khi mà bị đơn bắt buộc đã về 0 phần trăm, nhưng  trường hợp các doanh nghiệp không phải là bị đơn bắt buộc thì cũng không được hưởng theo quy định của chống bán phá giá, các doanh nghiệp  sẽ tiếp tục bị áp nếu như vẫn có dấu hiệu của việc chống bán phá giá. Thực ra đối với các doanh nghiệp tôm của Việt Nam đã đạt 0 phần trăm tức là không bán phá giá từ trước nhưng hoàn toàn lại không áp dụng được điều này, đây là chia sẻ quý báu của luật sư về phía Mỹ vẫn áp việc chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp tôm Việt Nam không được áp dụng.”




Bảo vệ lợi ích xuất khẩu trước các biện pháp chống bán phá giá tại Hoa Kỳ - ảnh 2
Luật sư William H.Barringer phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)



Tại hội thảo, Luật sư William Barringer - Cố vấn pháp lý cho Chính phủ Việt Nam trong vụ kiện Hoa Kỳ ra Tổ chức thương mại thế giới, gợi ý cho các doanh nghiệp và các cơ quan của Chính phủ Việt Nam về những nội dung cần cân nhắc khi quyết định khởi xướng một vụ kiện ra Tòa án Hoa Kỳ hoặc Tổ chức thương mại thế giới: “Điều đầu tiên là cần có đủ thủ tục về điều tra hành chính. Khi tham gia các thủ tục điều tra hành chính, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt những dữ kiện nộp trong hồ sơ cũng như là các lập luận mà họ đưa vào cùng với các cơ sở pháp lý mà đã được đưa vào hồ sơ trong các vụ điều tra hành chính đầu tiên. Đây là thủ tục cần thiết trong trường hợp họ muốn khiếu kiện tại WTO và tòa án.  Vấn đề thứ 2 là khi yêu cầu Chính phủ đưa ra vụ kiện tại WTO thì họ cần phải hỗ trợ Chính phủ trong việc chuẩn bị hồ sơ giải thích, cung cấp thông tin cho Chính phủ để nắm được quá trình của vụ kiện ban đầu, đồng thời có được tài liệu cần thiết trong quá trình khởi kiện và những hỗ trợ khác giúp Chính phủ trong quá trình khởi kiện tại WTO”./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu