Triển lãm sắp đặt "Bức tường" - nỗi đau chia rẽ nhân loại

Phạm Kim Chung (CTV)
Chia sẻ
(VOV5)- Dự án nghệ thuật sắp đặt „Bức tường“ của nghệ sỹ Campuchia -Việt Nam Lê Huy Hoàng khai mạc tại Viện Goethe Hà Nội vào 18h30  ngày 14/12 tới. Dự án này do Viện Goethe hợp tác với Quỹ phát triển và trao đổi văn hóa CDEF và Đại sứ quán Đan Mạch giới thiệu.
(VOV5)- Dự án nghệ thuật sắp đặt „Bức tường“ của nghệ sỹ Campuchia -Việt Nam Lê Huy Hoàng khai mạc tại Viện Goethe Hà Nội vào 18h30  ngày 14/12 tới. Dự án này do Viện Goethe hợp tác với Quỹ phát triển và trao đổi văn hóa CDEF và Đại sứ quán Đan Mạch giới thiệu.

Tác phẩm của người nghệ sỹ này bắt nguồn từ nỗi đau của chính gia đình anh trong nhưng năm tháng đen tối của lịch sử Campuchia. Đề tài bức tường rất có ý nghĩa đối với anh: Trong lịch sử loài người có rất nhiều bức tường đã được dựng lên, có những bức tường bị phá hủy, có những bức vẫn còn tồn tại, cả trong thực tế và trong tiềm thức: bức tường Béc-lin, biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên, hay như dải Gaza… Chúng chia rẽ con người và gợi lên nỗi buồn cho nhân loại. Đối với Lê Huy Hoàng, „Bức tường“ là một phép ẩn dụ nhằm ám chỉ sự ngăn, chặn, khu biệt, ly cách, giam cầm một cá nhân hay một cộng đồng nào đó. Ngay trong mỗi nội tâm của con người cũng có những bức tường vô hình biến họ trở thành vô cảm.

"Bức tường“ cao hơn 4 mét và dài 10 mét, chia phòng triển lãm của viện Goethe thành hai không gian biệt lập, gợi lên cảm giác áp chế. Triển lãm sắp đặt này được dựng lên từ xương động vật đã qua xử lý đặc biệt, như người nghệ sỹ chia sẻ, triển lãm chỉ ra sự tàn bạo của con người và sự vô nghĩa của chiến tranh.

Nghệ sỹ Lê Huy Hoàng sẽ có mặt tại buổi khai mạc và trả lời các câu hỏi của khách thăm quan triển lãm. Bôpha XôRiGia - Lê Huy Hoàng  sinh tại Hà Nội, từng học Đại học Mỹ thuật Hà Nội, hiện sống và làm việc tại Hà Nội, đã có hàng chục triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm tại Hà Nội, Băng côc và Phnômpênh

Triển lãm sẽ diễn ra từ từ 15/12/2012 đến 06/01/2013.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu