Nhà tre nổi - giải pháp kiến trúc “ứng phó cộng sinh với thiên nhiên trái tính“

Phương Thúy
Chia sẻ
(VOV5) -  KTS Đoàn Thanh Hà đã và đang hiện thực hóa tư tưởng kiến trúc “vị dân sinh”: “nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đảm bảo những lợi ích thiết thân của người dân, bằng những vật liệu thiết thực với họ”.

Nhà tre nổi và nhà nhẹ là 2 công trình kiến trúc thử nghiệm mà Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà cùng với các cộng sự tại văn phòng kiến trúc H&P theo đuổi trong nhiều năm, với mong muốn mang đến một giải pháp giúp người dân có chỗ ở ổn định, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong đó, công trình nhà tre nổi đã được giới thiệu tại triển lãm “Đi trên mây”, tại bảo tàng Nghệ thuật Leeum, Hàn Quốc cuối năm ngoái.

Nhà tre nổi - giải pháp kiến trúc “ứng phó cộng sinh với thiên nhiên trái tính“ - ảnh 1Công trình nhà tre nổi do Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà cùng với các cộng sự tại văn phòng kiến trúc H&P thiết kế - Ảnh:Lê Minh Hoàng

Với hai công trình này, KTS Đoàn Thanh Hà đã và đang hiện thực hóa tư tưởng kiến trúc “vị dân sinh”: “nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đảm bảo những lợi ích thiết thân của người dân, bằng những vật liệu thiết thực với họ”.

Nhà tre nổi - giải pháp kiến trúc “ứng phó cộng sinh với thiên nhiên trái tính“ - ảnh 2Nhà nhẹ do Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà cùng với các cộng sự tại văn phòng kiến trúc H&P thiết kế - Ảnh:Lê Minh Hoàng

KTS Đoàn Thanh Hà cho biết: Những thiết kế này có thể ứng dụng linh hoạt trong các không gian khác nhau: có thể là nhà ở hay không gian cộng đồng, hoặc có thể là lớp học mẫu giáo, trạm y tế lưu động… đủ chức năng để tạo nên những đơn vị quần cư trên mặt nước. 

Nhà tre nổi - giải pháp kiến trúc “ứng phó cộng sinh với thiên nhiên trái tính“ - ảnh 3Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà - Ảnh:Phương Thúy
KTS Đoàn Thanh Hà chia sẻ những câu chuyện và quan niệm về kiến trúc vị dân sinh của anh. Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
 
Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà sinh năm 1980. Là một trong những người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Kiến trúc xanh ở nước ngoài, anh quan tâm nhiều hơn đến việc tái sử dụng những vật liệu cũ, tạo ra hình hài mới, thân thiện với cộng đồng. Trong quan điểm làm nghề của mình, Đoàn Thanh Hà coi kiến trúc là một phần tự nhiên, cần có biểu hiện thân thiện với cộng đồng, môi trường xung quanh. Với những công trình  như: “Vườn vệ sinh” -với đa phần là vật liệu tự nhiên, đáp ứng được nhu cầu vệ sinh, tắm giặt cho gần 400 học sinh ở trường Sơn Lập (Cao Bằng); công trình “Kết tủa” dành cho đồng bào dân tộc ở Hà Giang, tầng 1 tận dụng bột đá làm tường, tầng 2 dùng tre và đất; chuỗi dự án “Nhà biết cách thở”, “Cái hang gạch”, “Động nhiệt đới”, “Không gian ngói”…là giải pháp về không gian ở thông tầng, nhiều lớp bao che, nhiều cây xanh; các đồ án “Cánh đồng mơ ước”, “Tổ ấm ruộng”, “Tổ khuyến nông” lại là những gợi ý gieo cấy lúa trên những khay bê tông – mái nhà bậc thang… Đoàn Thanh Hà để lại dấu ấn sáng tạo: vừa lãng mạn, trữ tình, vừa mang đậm tính bản địa. 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu