Hanoi Festival Dance: Mãn nhãn với những tìm kiếm đương đại trong mạch nguồn truyền thống

Phi Hà
Chia sẻ
(VOV5) - Những tìm kiếm này có được từ một quá trình học hỏi, giao lưu, hoặc làm nghề, thành danh trên những sân khấu Châu Âu.

Nghe âm thanh bài viết tại đây:   

Chỉ trên sàn tập thôi, những tác phẩm múa đương đại sẽ được giới thiệu tại Hanoi Dance Fest lần này từ 28-30/6, thực sự là những tác phẩm làm mãn nhãn người xem với vũ đạo, âm nhạc, sân khấu đặc biệt và những sự tìm tòi, thể hiện mới lạ về nghệ thuật. Nhưng điều này không phải đương nhiên.

Những tìm tòi, thử nghiệm này đã được tuyển lựa và phát triển từ những hạt giống tốt của nghệ thuật múa đương đại, mà phần nhiều trong họ, có được một quá trình học hỏi, giao lưu, hoặc làm nghề, thành danh trên những sân khấu Châu Âu.

Ngày 28/6 sẽ có 3 tiết mục: Khối bất kỳ (biên đạo nhóm Baydanc), Thán (biên đạo Nguyễn Duy Thành), Đáy giếng (biên đạo Vũ Ngọc Khải từ Thụy Sĩ)..Ngày 30/6 sẽ có 3 tiết mục:  Female (biên đạo James Sutherland), Vòng lặp (biên đạo Xuân Lê, người Pháp gốc Việt), Multidimensional (biên đạo Huy Tran trở về từ Đức).

Hanoi Festival Dance: Mãn nhãn với những tìm kiếm đương đại trong mạch nguồn truyền thống - ảnh 1 Tác phẩm Đáy giếng của Vũ Ngọc Khải và Quỳnh Chi trên sàn tập - Ảnh: Celine Wetzels

NSƯT Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, là giám đốc nghệ thuật của sự kiện lần này, cho biết: “Thật ra để tổ chức một sân chơi trong nghệ thuật đương đại thì không nhất thiết phải định hướng.Và mình nghĩ đến thời gian bây gi, thì những nghệ sĩ đương đại đều nhìn nhận vấn đề truyền thống là cốt lõi của tất cả các nền văn hóa.

Và nếu như chúng ta không bám vào truyền thống, thì chúng ta sẽ không có chất liệu để có thể khai thác sâu hơn hay xa hơn trong tương lai. Vì nhận ra điều đó nên các nghệ sĩ sẽ tự định hướng cho mình về các sáng tác của họ. Vì càng đi xa, càng làm nhiều thì càng trân trọng những giá trị của truyền thống, càng được nhìn thấy những sự lấp lánh vô cùng của nó.”

Tác phẩm Thán, lấy cảm hứng từ nghệ thuật tuồng của biên đạo, vũ công đình đám Nguyễn Duy Thành có những tìm tòi đặc biệt và hấp dẫn. .

Hanoi Festival Dance: Mãn nhãn với những tìm kiếm đương đại trong mạch nguồn truyền thống - ảnh 2

Nghệ sĩ Đặng Xuân Trường

“Thán” khai thác truyền thống, nhưng không nệ truyền thống mà mở ra những hướng đi mới trong việc biểu diễn, cũng như đem lại sự tươi mới cho khán giả.

Nghệ sĩ Đặng Xuân Trường là người thiết kế sân khấu cho tác phẩm “Thán” chia sẻ một phần nhỏ trong những hướng sáng tạo của dự án: “Khi Thành có nói chuyện với tôi sử dụng tuổng để làm múa đương đại, thì tôi muốn đẩy câu chuyện không phải bằng vấn đề của thị giác nữa, mà đôi lúc phải buộc tất cả các động tác của múa đương đại phục vụ tâm trí.

Hai anh em bàn nhau, thông qua ngôn ngữ của cơ thể Thành, thông qua ngôn ngữ của âm nhạc, thông qua ngôn ngữ của ánh sáng, tôi không muốn nó là một cái sân khấu thuần túy nữa. Đôi lúc tôi cần một sự bạo liệt ở trong đấy.”

Vũ công, biên đạo Vũ Ngọc Khải, người có một thông tin thú vị là đã chính thức trở về Việt Nam định cư sau những năm tháng làm việc tại các nhá hát Hà Lan, Bỉ, Italia, Đức và Thụy Sĩ, với hành trang nghệ thuật “nặng ký”, Khải về với rất nhiều dự án nghệ thuật.

Hanoi Festival Dance: Mãn nhãn với những tìm kiếm đương đại trong mạch nguồn truyền thống - ảnh 3"Đáy giếng"  trên sàn tập - Ảnh: Celine Wetzels

Và Đáy giếng của anh mang đến Festival lần này, có nhiều thứ để cảm, để thấu hiểu, hơn cả việc chỉ để thấy, và cũng là khởi đầu mới cho một chặng đường mới: “Khải sử dụng hình ảnh mà với Khải gắn bó rất nhiều từ thời tuổi thơ, đó là chiếu cói miền Bắc. Chiếu cói miền Bắc với mình, mình thấy hình ảnh của trời tròn đất vuông ở đó. Mình thấy không gian của một nơi sinh hoạt gia đình,của vợ chồng, của bạn bè, sinh hoạt của đình làng… tất cả đều xảy ra trên chiếc chiếu đó. Khải đưa cái chiếu đó lên sân khấu với hình ảnh về ánh sáng, hy vọng nó sẽ được thực hiện tốt với kỹ thuật của mình.

Hanoi Festival Dance: Mãn nhãn với những tìm kiếm đương đại trong mạch nguồn truyền thống - ảnh 4 Diễn viên múa Quỳnh Chi

Cộng hưởng nữa là phần âm nhạc, Từ rất lâu rồi Khải đã rất thích âm nhạc Việt Nam sử dụng các đạo cụ, nhạc cụ rất lạ và hay. Thành biết anh Thành Nam rất giỏi về trống, cộng với một bác chơi kèn xôna, thì hy vọng lần này một phần  hương vị và màu sắc của trống trận Tây Sơn sẽ được khôi phục lại trên sân khấu nghệ thuật đương đại. Hy vọng Đáy giếng sẽ là 1 trải nghiệm của khản giả ngồi từ Đáy giếng nhìn lên chân trời, đi qua khoảng không của bóng tối, của đèn mờ và thấy ánh sáng của mặt trời. Hy vọng khán giả sẽ tới xem và cảm nhận với con mắt khác về Việt Nam.”

Diễn viên múa Quỳnh Chi, hiện vẫn đang tiếp tục theo học múa tại Đức, người đã được biên đạo Vũ Ngọc Khải mời cộng tác cùng trong tác Đáy giếng, chia sẻ: “Nhờ tác phẩm này mà em mới biết nhiều hơn về cội nguồn, về truyền thống Việt Nam của mình. Hơn nữa là một thử thách về cách điệu và là cơ hội lớn để em bắt đầu sự nghiệp của mình.”

Hanoi Festival Dance: Mãn nhãn với những tìm kiếm đương đại trong mạch nguồn truyền thống - ảnh 5Tác phẩm Vòng lặp của Xuân Lê - Ảnh: Sarah Lowicki 

Với một tác phẩm rất đặc biệt về thị giác là Vòng lặp của Xuân Lê. chị Đặng Thu Hà, - điều phối văn phòng Viện Goethe cho rằng: “Những tác phẩm múa đương đại của Pháp luôn để lại ấn tượng rất sâu sắc với khán giả, do một sự đặc biệt là những phần trình diễn về thị giác – múa kết hợp thị giác. Và tác phẩm Vòng lặp của Xuân Lê một lần nữa lại cho chúng ta một góc nhìn mới, một cơ hội để thưởng thức mới về sự kết hợp đa chiều và kết hợp đa ngành trong múa đương đại.”

Hanoi Festival Dance: Mãn nhãn với những tìm kiếm đương đại trong mạch nguồn truyền thống - ảnh 6 Nghệ sĩ Huy Trần

Kết thúc của sự kiện sẽ là tác phẩm của đạo diễn Huy Trần, một nhân vật cũng rất đặc biệt trong Festival múa đương đại Hà Nội năm nay, như lời chị Đặng Thu Hà: “Huy Trần từng là học trò của đạo diễn Trần Ly Ly, là một người mà Ly Ly tin tưởng không thể không làm được điều gì đặc biệt. Huy Trần đến giờ là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên đảm nhận vai trò đồng giám đốc một nhà hát ở châu Âu, nhà hát… ở Đức. Và có điều đặc biệt là tác phẩm mở màn cho ngày 30 – tác phẩm Female, thì biên đạo của Female chính là đồng giám đốc nghệ thuật của nhà hát cùng với Huy Trần.

Hanoi Festival Dance: Mãn nhãn với những tìm kiếm đương đại trong mạch nguồn truyền thống - ảnh 7 Tác phẩm của Huy Trần

 Chúng tôi sẽ khiến cho quý vị được mãn nhãn, và được thỏa  niềm đam mê với múa, thỏa mong muốn được cảm nhận với múa từ đầu cho đến cuối chương trình. Mỗi tác phẩm có một nét khác nhau, nhưng tôi chắc chắn là riêng về nghệ thuật phục trang, nghệ thuật sử dụng những thứ để biến đổi không gian trong tất cả các tác phẩm sẽ khiến cho quý vị ngạc nhiên.”

Lời khẳng định của chị Đặng Thu Hà, điều phối văn phòng Viện Goethe, người cùng tham gia kết nối dự án từ những ngày đầu, đã cho thấy sự thực khi vũ điệu và âm nhạc của Hanoi Dance Fest cùng lên tiếng, không chỉ cho một tương lai của nghệ thuật múa đương đại Việt Nam, mà còn dành cho những khán giả.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu