Biểu diễn rối “Vịt trời trúng độc” và hợp tác sân khấu Việt Nam - Nhật Bản

Ngà Anh
Chia sẻ
(VOV5) - Khán giả Việt Nam vừa được thưởng thức một sự kết hợp thú vị giữa các nghệ sĩ rối dây truyền thống Nhật Bản và các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ, Việt Nam. 

(VOV5) - Khán giả Việt Nam vừa được thưởng thức một sự kết hợp thú vị giữa các nghệ sĩ rối dây truyền thống Nhật Bản và các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ, Việt Nam. 


Nghệ sĩ của hai nước cùng nhau tham gia vào vở kịch rối dây có tên “Vịt trời trúng độc. Bằng những sáng tạo thú vị và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, vở diễn nhận được sự đánh giá cao của công chúng trong buổi công chiếu tại Việt Nam vừa qua. 


Biểu diễn rối “Vịt trời trúng độc” và hợp tác sân khấu Việt Nam - Nhật Bản - ảnh 1
NSND Lê Khanh (vai Gina) diễn ăn ý suốt 80 phút cùng nghệ sĩ rối dây Nhật Bản trong vở Vịt trời trúng độc - Ảnh: Đức Triết


Nghe nội dung bài viết tại đây: 


“Vịt trời trúng độc” do đạo diễn tài năng người Nhật Bản Sakate Yoji biên tập và dàn dựng, với sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam và Nhật Bản. Đây là tác phẩm phỏng theo nguyên tác “Con vịt trời” của nhà soạn kịch nổi tiếng thế giới người Nauy- Henrich Ibsen và được sự trình diễn kết hợp giữa người và rối, độc đáo và ấn tượng. Vở diễn có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, là thông điệp lên án sự tàn phá của con người đối với tự nhiên, từ những ô nhiễm môi trường do đủ loại hóa chất cho đến tệ nạn săn bắn tràn lan… Vở diễn mang thông điệp hủy hoại môi trường tự nhiên, con người cũng đang hủy hoại chính môi trường sống của mình trong hiện tại và với các thế hệ mai sau.

Theo đạo diễn Sakate, “Vịt trời trúng độc” được lựa chọn để đưa lên sân khấu kịch – rối dây Việt Nam – Nhật Bản bởi đây là câu chuyện có ngôn ngữ, văn phong phù hợp với cả 2 nền văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. Bên cạnh đó, vở diễn cũng đã được biên tập, trau chuốt thông điệp cho phù hợp với xã hội ngày nay: "Tôi lựa chọn câu chuyện “Con vịt trời” bởi đây là một câu chuyện thú vị và đặc biệt là nhân vật chính Gina trong vở rất phù hợp với nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh của các bạn. Bên cạnh đó trong lần đầu tiên sân khấu kịch nói Việt Nam và sân khấu kịch rối dây truyền thống Nhật Bản hợp tác để cho ra mắt một tác phẩm, tôi mong muốn vở diễn sẽ chinh phục được cả khán giả Nhật Bản cũng như Việt Nam hay hơn thế nữa là khán giả thế giới".


Biểu diễn rối “Vịt trời trúng độc” và hợp tác sân khấu Việt Nam - Nhật Bản - ảnh 2
Nghệ nhân Yuki Magosaburo XII (thứ hai từ trái qua) và các nghệ nhân Nhà hát rối dây Edo- Yukiza biểu diễn trong vở kịch rối dây Vịt trời trúng độc - Ảnh: Đức Triết


“Vịt trời trúng độc” được các nghệ sĩ múa rối nhà hát Edo – Yukiza, Nhật Bản và nhà hát Tuổi trẻ trình diễn, với cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Nhật, chạy phụ đề tiếng Việt. Đây là một trong những hoạt động hợp tác trong khuôn khổ giao lưu, trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tham gia về phía Nhà hát Tuổi trẻ, có NSND Lê Khanh và nghệ sĩ Thanh Bình. Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh, chia sẻ: "Trong nguyên tác là cái chết của con vịt trời, tên gốc là như vậy. nhưng ngày hôm nay, nhà biên kịch và đọa diễn vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản là Sakate. Ông lấy tên là “Vịt trời trúng độc” vì ông nhìn thấy trong tác phẩm của Henrich Ibsen, năm nào cũng có một vấn đề nóng, cấp thiết và hiện thực, đó là môi trường sống. Đây không còn là vấn đề của hai nước nữa mà là của toàn cầu".


Vịt trời trúng độc là một vở diễn độc đáo, ngoài sự kết hợp giữa các nghệ sĩ Nhật Bản và Việt Nam, vở kịch giúp khán giả có thể cười thoải mái, nhưng cũng có chiều sâu để suy ngẫm. Vở kịch là sự đan xen giao hòa nhuần nhuyễn, tương tác hoàn hảo giữa hai thể loại. một múa rối dây Nhật Bản đã có gần 400 năm tuổi và kịch nói của Việt Nam. Lần đầu tiên được xem sự kết hợp độc đáo này trên sân khấu Việt Nam, Chị Mai Thu Hương, một khán giả, cho biết: "Đây là lần đầu tiên được xem một vở rối của Nhật Bản và thấy chương trình có khác so với rối của VN. Hình ảnh phong phú hợn. diễn viên cũng là người điều khiển các con rối rất linh hoạt và mang hơi hướng hiện đại".

Đạo diễn Sakate Yoji cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi biểu diễn tại Việt Nam, cũng là lần đầu tiên biểu diễn giữa rối dây với người thật. Chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều để lựa chọn kịch bản phù hợp với ý tưởng diễn giữa rối dây và diễn viên người Việt. Trong tác phẩm có trích đoạn kịch Hamlet, cũng có cả những đoạn kết hợp kịch nô truyền thống của Nhật”. “Vịt trời trúng độc” là một trong những vở diễn thành công nhất của Nhà hát Edo – Yukiza. Sau khi biểu diễn phục vụ khán giả Việt Nam, tác phẩm sẽ tham dự Liên hoan sân khấu quốc tế Sibiu- Rumani vào tháng 6 tới.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu