Xuân nơi viễn xứ

Lệ Chiến
Chia sẻ
(VOV5) - Tết cổ truyền của người Việt không trùng với ngày nghỉ lễ của các nước phương Tây, và vì thế, dù bộn bề công việc, dù chênh lệch múi giờ nhưng ai nấy cũng cố gắng tranh thủ chút thời gian để làm được bữa cơm tất niên trong sự xum vầy của các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thuộc.
(VOV5) - Tết cổ truyền của người Việt không trùng với ngày nghỉ lễ của các nước phương Tây, và vì thế, dù bộn bề công việc, dù chênh lệch múi giờ nhưng ai nấy cũng cố gắng tranh thủ chút thời gian để làm được bữa cơm tất niên trong sự xum vầy của các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thuộc.


Xuân nơi viễn xứ  - ảnh 1
                                    

Đây là lần thứ 3 tôi đến Cộng Hòa Séc và Ba Lan, nhưng lại là lần đầu tiên được đặt chân lên Tuyết. Có lẽ đây là đợt rét nhất trong mùa Đông năm nay, nhiệt độ có ngày xuống tới âm 17, đôi khi là âm 20 độ C, tuyết phủ trắng xóa những ngôi nhà và cả những hàng cây cũng được phủ một màu trắng tinh khiết. Có những nơi, tuyết ngập dày đến đầu gối, có những lúc tuyết rơi xuống đóng thành những sợi băng trong suốt như pha lê. Có lẽ với chúng tôi, lần đầu tiên thấy tuyết nên thích thú, nhưng hình ảnh những người Việt kinh doanh buôn bán ngoài chợ phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh thời suy thoái kinh tế trong cái lạnh đóng băng, khiến lòng tôi trùng lại. Một cảm giác khó tả với những suy nghĩ ngổn ngang…Khó khăn là vậy, song dường như người Việt ở đâu cũng thế, luôn biết thích nghi và vượt qua khó khăn. Họ không chỉ khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của người Việt mà dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào, mỗi người, mỗi gia đình đều cố gắng giữ lại những nét đẹp truyền thống vốn có của người Việt.

Trước khi lên đường trở về nước, tôi đã không khỏi ngỡ ngàng khi được cùng đại đức Thích Đức Đạt, giáo thọ sư chùa Nhân Hòa ở Vác–Sa-Va, Ba Lan đến dự bữa cơm tất niên tại nhà anh Quý chị Hoa trong một khu biệt thự liền kề của gần một chục gia đình người Việt sinh sống.        


Xuân nơi viễn xứ  - ảnh 2
 Những ngôi biệt thự phủ một màu tuyết trắng

 
Kính thưa Thầy, thưa Chú, cùng các anh, các chị. Hôm nay là ngày 30 Tết, thông lệ thì hàng năm, bà con cộng đồng người Việt ở Ba Lan, mặc dù xa quê hương nhưng bà con luôn hướng về cái Tết cổ truyền của dân tộc. Bữa cơm tất niêm hôm nay có đồng đủ gia đình, bạn bè và cả những người bạn từ trong nước sang. Chúc Thày, chúc Chú và các bạn năm mới sức khỏe, hạnh phúc là làm ăn tấn tới (Anh Nguyễn Viết Quý nói).


Theo truyền thống của người Việt ở Ba Lan thì cứ đến chiều 30 Tết, mỗi gia đình lại chuẩn bị một mâm cơm với các sản vật ngày Tết và mâm ngũ quả được bày biện trang trọng trên bàn thờ. Trong một năm, đây là thời điểm quan trọng nhất để mỗi gia đình đoàn viên, tiễn năm cũ qua đi đón một năm mới tới. Đại đức Thích Đức Đạt cho biết: Tết cổ truyền mọi người quây quần rất âm cúng. Đây cũng là dịp để mọi người chia sẻ với nhau nhất là trong những ngày đông giá tuyết như thế này. Đầu tiên thì mọi người làm một mâm cơm, dâng lên các vị thần linh, cúng cho Ông Bà Tổ tiên, báo cáo một năm qua và cầu mong năm mới tới với sức khở, hạnh phúc. Cầu cho công việc làm ăn được tấn tới, cầu cho con cái học hành được đỗ đạt, cho gia đình hạnh phúc, an vui. Sau đó, mọi người nâng ly mừng năm mới.Những dịp thế này, dù không về VN nhưng bà con cũng đón một cái Tết rất đầm ấm.


Xuân nơi viễn xứ  - ảnh 3
Đại đức Thích Đức Đạt - giáo thọ sư Chùa Nhân Hòa



Xa quê nhưng tình cảm của bà con luôn hướng về đất nước trong những ngày Tết đến,Xuân về. Cùng chung vui bữa cơm ở gia đình anh Quý chị Hoa, ông Hà Minh Hiển, Chủ tịch Hội những người yêu kính đạo Phật ở Ba Lan chia sẻ: Năm nay tôi ở lại Ba Lan ăn tết, 2 năm trước thì về ăn Tết ở nhà. Đến vui chung với gia đình anh Quý có các Thầy các bạn ở đây cũng rất là vui và đầm ấm. Nhân đây cũng xin chúc Thầy và các bạn Thân Tân An Lạc, có nhiều sức khỏe và có nhiều niềm vui trong năm mới.

Xuân nơi viễn xứ  - ảnh 4
Mọi người nâng ly chúc cho nhau những điều tốt đẹp trong năm mới




Mặc dù mỗi người một ngành, một nghề, một nơi chôn nhau, cắt rốn, nhưng ở nơi xứ lạ, họ trở nên thân thiêt, gần gũi như con trong một gia đình mang tên Mẹ Việt Nam. Mâm cơm tất niên chiều 30 Tết ở nơi xứ sở tuyết trắng, nhưng có đầy đủ từ: bánh chưng, dưa, hành, thịt gà, nem, măng, miến, mọc, giò lụa, giò xào và còn rất nhiều thứ khác nữa. Đặc biệt còn có cả một mâm cỗ chay được bày biện thật cẩn thận để mời giáo thọ sư Chùa Nhân Hòa và một vài phật tử cùng chia vui…Có được không khí đầm ấm, an vui, những bạn bè của vợ chồng anh Quý, chị Hoa đã tới từ sớm cùng nhau chuẩn bị bữa cơm chiều. Chị Kiều Kim Oanh cho biết: Mặc dù xa quê hương nhưng những món ăn ngày Tết thì không thể thiếu được ví dụ như bánh chưng thì có nếp, có lá có thịt mua về gói, còn nếu gia đình nào không có điều kiện thì có thể mua ở cửa hàng Á Châu cùng có đầy đủ cả.


Xuân nơi viễn xứ  - ảnh 5
Mâm cơm chiều 30 Tết



Không chỉ Gia đình anh Quý chị Hoa mà còn rất nhiều những gia đình khác mà chúng tôi đã gặp ở Ba Lan như gia đình bác Hiển, gia đình anh Đông, chị Oanh; gia đình cụ Thư, Chị Kiến, anh Hiện, anh Dũng, chị Hà, chị Lý, anh Tuấn ở Cộng Hòa Séc và còn nhiều, nhiều nữa, những tấm lòng Việt đã cho tôi những tình cảm chân thành, giúp tôi hiểu đầy đủ và trọn vẹn hơn về cái nghĩa “đồng bào”.


Đơn giản chỉ là một bữa cơm chiều 30 Tết nhưng ở đó ấn chứa biết bao điều "hỷ nộ ái ố", về tự tình dân tộc. Tôi, thầm cảm ơn các anh, các chị đã nhen thêm ngọn lửa cho tình yêu quê hương đất nước và ước vọng giữ gìn bản sắc, văn hóa truyền thống mà tất cả những người con Việt xa xứ đang hướng về./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu