Sắc màu lụa Việt

Lan Anh
Chia sẻ
(VOV5) - Festival Tơ lụa, Thổ cẩm Việt Nam và thế giới năm 2017 là sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh các nghệ nhân, các làng nghề, các địa danh nổi tiếng trong nghề Tơ lụa, Thổ cẩm trong nước và quốc tế. Festival lần này được tổ chức từ ngày 12/6 - 13/6/2017 tại Làng Lụa Hội An nằm trong sự kiện “Hành trình Di sản Quảng Nam - 2017” với mục đích phát triển ngành Dâu Tằm tơ, dệt lụa và dệt thổ cẩm truyền thống của Việt Nam.

Festival Văn hóa Tơ lụa thổ cẩm Việt Nam-châu Á 2017 trong khuôn khổ Hành trình Di sản Văn hóa Quảng Nam được tổ chức trong hai ngày 12 và 13/6.

Du khách đến với Festival là cơ hội hiểu sâu hơn về quy trình làm ra một tấm lụa như nuôi tằm, xe tơ, dệt lụa

Festival Văn hóa Tơ lụa thổ cẩm Việt Nam-châu Á 2017 thu hút 7 nước châu Á và 12 làng nghề tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam tham gia. Gian hàng của làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội được bày trí bắt mắt.

Những sản phẩm của làng đũi Nam Cao của tỉnh Thái Bình gây ấn tượng với khách tham quan về sự đột phá kiểu dáng, mẫu mã.

Những sóng lụa lãnh Mỹ A, An Giang mượt mà.

Lụa in hoa của Bảo Lộc, Lâm Đồng

Gian hàng của tơ tằm Á Châu chuyên cung cấp chỉ lụa cho các xưởng dệt.

Đôi vợ chồng người Nhật đã mua ngay chiếc chăn tơ tằm của công ty Minh Trang, Ninh Bình khi vừa chạm tay vào sản phẩm.

Du khách đặt may áo dài ngay tại gian hàng.

Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng của Việt Nam Minh Hạnh thực sự hài lòng với sản phẩm lụa dệt từ nguyên liệu tự nhiên của làng lụa Nha Xá, Hà Nam.

Du khách nước ngoài tỏ ra bất ngờ khi được chứng kiến các sản phẩm liên quan đến nghề dệt lụa của Việt Nam.

Những đối tác kinh doanh trong ngành tơ lụa đã ký kết được nhiều hợp đồng liên kết ngay tại Festival.

Không gian trang trí trong Festival cũng gây ấn tượng cho du khách.

Chỉ tơ tằm đù màu sắc.

Sản phẩm làm bằng lụa rất phong phú và bắt mắt. Từ những chiếc áo dài đủ màu sắc, cho tới những chiếc cà vạt lịch lãm hay những chiếc vòng cổ xinh xắn.

Festival còn có sự góp mặt của gần 80 nghệ nhân dệt thổ cẩm ở các vùng miền Việt Nam. Nghệ nhân Khmer ở tỉnh An Giang, biên giới Tây Nam.

Nghệ nhân dân tộc Thái của vùng phía Tây tỉnh Nghệ An, Bắc Trung Bộ

Nghệ nhân người Chăm ở Ninh Thuận.

Nghệ nhân người Mông ở Hà Giang, một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu