Chuyện những người làm mới rối truyền thống

Lê Bích
Chia sẻ
(VOV5) -Nhà hát múa rối Thăng Long nằm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội là một trong những nơi du khách có thể thưởng thức nghệ thuật múa rối với những tiết mục đặc sắc. 

Việc tìm ra bản sắc riêng cũng như phát triển đúng hướng để làm mới loại hình nghệ thuật này đã trở thành điều mà những người làm việc trong nghệ thuật múa rối luôn trăn trở.
Mang hơi thở của sân khấu múa rối lan tỏa khắp mọi nơi. Ước vọng đó của những người nghệ sỹ rối đang được chính bản thân họ âm thầm thực hiện một cách bền bỉ, nhẫn nại từng ngày. Và chắc chắn những nỗ lực đó đang và sẽ được đền đáp khi nghệ thuật múa rối ngày càng được nhiều khán giả yêu thích và đón nhận.

Chuyện những người làm mới rối truyền thống - ảnh 1Múa rối nước là một trong những loại hình sân khấu tiêu biểu, thể hiện trí tuệ, sự thông minh và sức sáng tạo. Trong những năm gần đây rối nước luôn chiếm ưu thế trong nhận thức chung của công chúng về ngành nghệ thuật rối của Việt Nam.
Chuyện những người làm mới rối truyền thống - ảnh 2Thấy cậu con trai mình say mê với điệu nhảy Hip Hop, nghệ sỹ ưu tú Lê Chí Kiên (Nhà hát múa rối Thăng Long) đã trao một cơ hội cho con trai là Lê Văn (Áo cam bên phải) cùng bố dựng một tiết mục rối cạn mang màu sắc Hip Hop. Như cá được thả vào nước, Lê Văn đã cùng bố và các nghệ sỹ đoàn 2 nhà hát múa rồi Thăng Long phối dựng, tập luyện ngày đêm để ra được một tiết mục Hip Hop rối cạn.  
Chuyện những người làm mới rối truyền thống - ảnh 3Ban đầu cả nhóm tập rất khó vì Hip Hop có tiết tấu và nhịp điệu rất nhanh, người diễn điều khiển rối phải hết sức điệu nghệ. Chưa kể diễn tập thể nên phải có sự phối hợp nhịp nhàng sao cho vừa đồng đều tập thể, vừa khoe được kỹ xảo của từng người. Cả nhóm cứ tập miết và điều chỉnh liên tục. 
Chuyện những người làm mới rối truyền thống - ảnh 4Nghệ sỹ Nguyễn Xuân Long là người vừa diễn rối, vừa làm con rối cho biết: “Khó khăn chính là phần tạo hình con rối, để vừa bắt mắt vừa tạo sự thu hút cũng như là truyền tải những thông điệp ngắn nhất bằng ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ con rối đến với người xem. Làm sao để hình tượng vừa ngộ nghĩnh vừa đẹp để trẻ em và người lớn đều thích”. 
Chuyện những người làm mới rối truyền thống - ảnh 5Lê Văn ( áo da cam) cùng bạn bè diễn mở màn cho tiết mục rối Hip Hop tại Nhà hát múa rối Thăng Long. 
Chuyện những người làm mới rối truyền thống - ảnh 6

Diễn tập thể nên phải có sự phối hợp nhịp nhàng sao cho vừa đồng đều tập thể, vưa khoe được kỹ xảo của từng người. 

Chuyện những người làm mới rối truyền thống - ảnh 7

Lúc chỉ có 1 con rối là "Hot girl", lúc là "đội hình thanh niên 5 con rối". Các con rối mặc thời thượng nhảy hip hop, tốp diễn viên điều khiển con rối cũng nhảy rất ăn khớp nhịp nhàng, gây ngỡ ngàng.

Chuyện những người làm mới rối truyền thống - ảnh 8

Tương tác với khán giả.

Chuyện những người làm mới rối truyền thống - ảnh 9

Việc tìm ra bản sắc riêng cũng như phát triển đúng hướng để làm mới loại hình nghệ thuật này đã trở thành điều mà những người làm việc trong nghệ thuật múa rối luôn trăn trở.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu