Bình minh nước Nga trong lòng Hà Nội

Minh Mạnh - Đức Anh
Chia sẻ
(VOV5) - Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là sự kiện lịch sử của nhân loại, đánh dấu sự ra đời chính thức của chủ nghĩa xã hội trên bản đồ thế giới, tạo cơ hội cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập, tự do, hạnh phúc. Cuộc cách mạng vĩ đại đó như ánh nắng bình minh, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của loài người, với ước vọng hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam.  Bình minh nước Nga trong lòng Hà Nội” xin kể về những công trình kiến trúc vừa mang tính biểu tượng, vừa góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt-Nga

Công viên Lenin (tên cũ – vườn hoa Chi Lăng) với tổng diện tích hơn 17.000 m2 nằm đối diện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại thủ đô Hà Nội.

Trước đây, tên gọi “Công viên Lenin” được dùng cho công viên Thống Nhất hiện nay.

Tượng đài Lenin bằng đồng cao 5,2 m được đặt trên bệ đá hoa cương cao 2,7 m, quay mặt ra đường Điện Biên Phủ, con đường ghi dấu chiến thắng lịch sử, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của nhân dân Việt Nam trước thực dân Pháp.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô trong vòng 2 năm từ năm 1973 đến năm 1975 tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình

Đây cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Công trình này có độ bền vững cao, chống được bom đạn, động đất và lũ lụt. Mỗi năm, có hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế vào viếng Hồ Chủ tịch.

Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt-Xô do kiến trúc sư Liên Xô thiết kế, nay có tên là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

Hội đồng Trung ương các Công đoàn Liên Xô hỗ trợ tài chính xây dựng công trình này trên diện tích 3,2 ha, gồm ba khối nhà chính là nhà biểu diễn, nhà học tập, nhà kỹ thuật với tổng cộng 120 phòng.

Đây là nơi thường xuyên diễn ra các buổi biểu diễn nghệ thuật, hội nghị khoa học, triển lãm nhân dịp các sự kiện trọng đại

Cầu Thăng Long nằm trên con đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh, thành phía Bắc, được xây dựng với sự viện trợ không hoàn lại của Liên Xô.

Công trình giao thông, vật tải hai tầng này được chính thức khánh thành vào ngày 09/05/1985 nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Phát xít.

Với chiều dài 3.500 m và chiều rộng 21 m đường dành cho ô tô, đây từng là cây cầu bắc qua sông có quy mô lớn nhất Đông-Nam Á.

Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội là biểu tượng mới của tình hữu nghị Việt-Nga, là đơn vị chính chịu trách nhiệm quảng bá về đất nước, văn hóa, con người Nga ở Việt Nam.

Những tư liệu về tình hữu nghị, hợp tác mà trung tâm vẫn còn lưu giữ

Ngoài những công trình kể trên, tại Hà Nội còn nhiều nơi mà mỗi khi đi qua, quý vị có thể cảm nhận dấu ấn của Liên bang Xô Viết và nước Nga, tình hữu nghị đặc biệt thủy chung giữa hai nước và sự hợp tác hiệu quả trong thời kỳ mới. Bất chấp những thách thức của thời đại, đất nước Việt Nam không ngừng vươn lên nhờ ánh bình minh Tháng Mười.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu