Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Niềm tin, khát vọng vươn lên là lợi thế phát triển.

Chia sẻ
(VOV5) -Cần phát triển toàn diện và bền vững. Cùng với phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, thì phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ quan trọng.

Sáng nay tại Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế -Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt 9 tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc và các địa phương Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Niềm tin, khát vọng vươn lên là lợi thế phát triển. - ảnh 1Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc-Ảnh VOV.VN 

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế xã hội thời gian qua tại các địa phương, đồng thời ghi nhận các ý kiến đóng góp của mỗi tỉnh, thành cho văn kiện Đại hội sắp tới. Nêu quan điểm phát triển đối với vùng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Cần phát triển toàn diện và bền vững. Cùng với phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, thì phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ quan trọng.Nhưng trước hết cần phải tập trung giữ dân, ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, vì tỷ lệ nghèo của khu vực này trên 17%, tỷ lệ nghèo cả nước là khoảng 7%; giữ gìn đoàn kết dân tộc và thực hiện tốt chính sách dân tộc; giữ rừng, khôi phục, trồng rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững; giữ đất, ổn định an ninh biên giới, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nguồn nước. Do đó, coi trọng an ninh và an sinh là vất đề đặt ra cho vùng.”

Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương cần khai thác tối đa lợi thế vùng, sự năng động, tính sáng tạo, biến thách thức thành cơ hội, biến điểm yếu thành lợi thế phát triển như bản sắc văn hóa đặc sắc, đa dạng để phát triển du lịch; tỷ lệ che phủ rừng cao giúp phát triển lâm nghiệp bền vững…

Thủ tướng cũng cho rằng cần xây dựng chính sách đặc thù mới, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế, kể cả bằng nguồn ODA và các nguồn lực xã hội hóa khác.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu