Covid-19 vẫn phức tạp, không chủ quan khi dịch thoái lui tại một số nước

Văn Hải
Chia sẻ
(VOV5) - Những ngày gần đây, tình hình dịch Covid-19 ở nước ta có xu hướng tăng trở lại với số ca mắc mới trên toàn quốc lên tới 5 con số và số tử vong ở mức 3 con số. 

Những ngày gần đây, tình hình dịch Covid-19 ở nước ta có xu hướng tăng trở lại với số ca mắc mới trên toàn quốc lên tới 5 con số và số tử vong ở mức 3 con số. Theo nhiều chuyên gia, dịch có xu hướng tăng không chỉ do việc kiểm soát đi lại được nới lỏng để thích ứng an toàn linh hoạt với Covid-19 mà còn do tình trạng chủ quan xuất hiện trong cộng đồng sau khi có thông tin dịch có dấu hiệu thoái lui tại Nhật Bản và một số nước Châu Phi. Vậy cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Nguy cơ về một đợt dịch phức tạp mới ở Việt Nam ra sao? Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương về vấn đề này.

  Nghe âm thanh PV tại đây:

PV: Thưa ông, mới đây xuất hiện một giả thiết cho rằng, chủng virus Delta đang tự mất đi tại Nhật Bản và Châu Phi. Thực hư về việc này như thế nào?

GS.TS Nguyễn Viết Nhung: Tất cả những điều xảy ra đều có những giả thiết. Những giả thiết đó phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Tôi chỉ muốn nói rằng, những điều mà các chuyên gia phân tích về việc chủng virus đến một thời kỳ nào đó tự thoái hóa, tự mất đi, điều đó có thể không sai. Điều quan trọng là điều đó liên quan đến nước ta như thế nào. Hiện nay số mắc trong cộng đồng ở nước ta vẫn rất cao. Ở các nước như Nhật Bản, Châu Phi tình hình chủng virus Dealta đang thoái lui, có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, chứ không phải tự virus thoái lui… Chỉ biết rằng ở nước ta chủng virus này vẫn đang lây lan mạnh.

Covid-19 vẫn phức tạp, không chủ quan khi dịch thoái lui tại một số nước - ảnh 1PGS, TS Nguyễn Viết Nhung. 

PV: Ông vừa cho rằng, giả thiết về chủng virus Delta thoái lui có thể không sai. Vậy điều đó có mâu thuẫn với việc xuất hiện biến chủng mới Deta plus (A. I 4.2) với tần suất lây lan nhanh, 1 người có thể lây cho 40 người?

GS. TS Nguyễn Viết Nhung: Điều này thì không mẫu thuẫn. Chủng Delta có thể thoái lui nhưng sẽ có những chủng khác, thậm chí là virus mới. Bản chất của virus là biến chủng. Ví dụ như ở Nhật chưa có biến chủng mới. Hiện nay nhiều nước đã có biến chủng Delta plus, sự lây lan tăng lên 30%. Coronavirus luôn thay đổi bản chất di truyền của nó. Chúng ta cũng không thể lường trước biến chủng mới sẽ lành hơn hay dữ hơn. Chúng ta luôn phải chủ động trước tình huống có thể có những bệnh dịch lây truyền qua đường hô hấp và chúng ta phải ứng phó với nó giống như Covid-19. Tôi lấy ví dụ có thể có Covid-20 thì sao? Chúng ta phải chủ động phòng chống để không xảy ra  PV: Vậy theo ông cần tiếp nhận thông tin dịch Covid-19 thoái lui ở góc độ nào và người dân nên làm gì trong bối cảnh dịch vẫn diễn biến phức tạp ở nước ta, như ông vừa nhận định?

 GS. TS Nguyễn Viết Nhung: Nếu như có tình trạng virus thoái lui thì hiện tại việc này chưa xảy ra ở nước ta. Virus thoái lui là mong muốn nhưng không được chủ quan, đừng ngồi đó mà chờ đợi tình hình dịch thoái lui. Điều quan trọng nhất với người dân là mỗi người phải tuân thủ các biện pháp chống dịch, tuân thủ 5K để không lây từ người này sang người khác và giảm gánh nặng cho hệ thống y tế. Chúng ta mắc Covid-19 có thể không sao nhưng lại đem virus về cho gia đình làm nguy hiểm đến ông bà bố mẹ tuổi cao có bệnh nền… Tôi cũng muốn nhấn mạnh, tất cả các địa phương phải chủ động và linh hoạt. Hệ thống y tế phải tăng cường củng cố nâng cao năng lực, mạng về cơ sở vật chất, con người, trang thiết bị, cũng như sự điều phố, linh hoạt tuỳ theo mức độ của dịch để áp dụng các biện pháp, chỉ định điều trị, can thiệp cộng đồng hiệu quả nhất nhưng không làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

PV: Theo nhận định của Bộ Y tế, số ca mắc trong cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước. Lý do là mầm bệnh đã tồn tại ở cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây, liên quan đến người trở về từ vùng dịch. Vậy thời gian tới có thể bùng phát một đợt dịch phức tạp mới không, thưa ông?

GS. TS Nguyễn Viết Nhung: Điều này thì Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã cảnh báo rồi. Nhưng theo quan sát của tôi, một số địa phương coi việc thích ứng an toàn chưa phải đồng nhất với việc chuẩn bị kỹ càng về y tế mà đôi khi một số địa phương lại buông việc này. Tâm lý của đội ngũ y tế làm việc trong một thời gian dài như vậy cũng đã quá mệt mỏi rồi… Nguy cơ lúc nào cũng có, chúng ta giờ nhìn sang Châu Âu thấy rằng Châu Âu đang chờ đợi một mùa đông hết sức khó khăn, có những nước mà tỷ lệ F0 và tử vong đang rất cao thế nên chúng ta đừng bao giờ chủ quan.

 PV: Xin cảm ơn ông!

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu