Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ thường kỳ

Chia sẻ
(VOV5) - Thủ tướng một lần nữa khẳng định, Chính phủ quyết tâm thực hiện mục tiêu kép thành công hơn nữa.

Ngày 30/10, phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, nhất là các địa phương gặp khó khăn sau lũ, bão, tiếp tục phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn, nỗ lực cao nhất để thực hiện các nhiệm vụ đề ra, đóng góp vào mục tiêu chung của cả nước đạt tăng trưởng k từ 2-3%.

Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ thường kỳ - ảnh 1

Thủ tướng yêu cầu tập trung thảo luận về tình hình bão lũ, đưa ra một số biện pháp cần thiết. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thông tin về tình hình kinh tế trong nước, Thủ tướng cho biết, theo thống kê, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10 tăng khá cao gần 19%, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng trên 10% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó lạm phát được kiểm soát. Trong tháng 10, Việt Nam cũng thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài với số vốn lớn, lên đến 4,4 tỷ USD… Tuy vậy, Thủ tướng cũng nêu một số tồn tại cần lưu ý như: dịch bệnh, thiên tai, căng thẳng thương mại.. Thủ tướng một lần nữa khẳng định, Chính phủ quyết tâm thực hiện mục tiêu kép thành công hơn nữa. Các bộ, ngành, địa phương, nhất các địa phương nằm trong vùng bão lũ, dồn tâm, sức, nguồn lực, khắc phục nhanh nhất hậu quả thiên tai nặng nề; nhanh chóng khôi phục lại cuộc sống của người dân.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cấp, ngành và người dân không được chủ quan lơ trước dịch bệnh, trong đó phải quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, tạo thuận lợi cho các chuyên gia, nhà đầu tư và đón công dân về nước. Ngành ngành y tế phải luôn đảm bảo nhân lực, vật tư, y tế, ứng phó kịp thời các tình huống. Cùng với đó là đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 2,5 đến 3%, tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng; thúc đẩy kích cầu du lịch nội địa. Tiếp tục khơi thông xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu