Tạo cơ chế và hành lang pháp lý để phát triển các đặc khu kinh tế

Chia sẻ
(VOV5) -Việc phát triển 3 đặc khu kinh tế này thể hiện sự nhất quán, quyết tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với việc xây dựng sân chơi mới để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. 

Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (Đặc khu kinh tế) Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được trình Quốc hội xem xét và thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14. Khi được thông qua, Luật đặc khu với các cơ chế chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế xã hội, tổ chức chính quyền địa phương và các cơ quan tư pháp sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để các đặc khu phát triển.

Tạo cơ chế và hành lang pháp lý để phát triển các đặc khu kinh tế - ảnh 1

Hội thảo Đặc khu - Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công. - Ảnh:TTXVN

Mô hình Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Đặc khu kinh tế) tuy đã có quá trình phát triển lâu dài trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng Luật và mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang). 

Việt Nam có chính sách đặc biệt và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư vào các ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu. Thro lậu về dự án luật này tại phiên họp Quốc hội, ông Dương Minh Tuấn, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng: Cần tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh:

"Qua nghiên cứu các ngành nghề ưu tiên với nhiều chính sách ưu đãi mang tính vượt trội cho thấy chủ trương của Dự án Luật kêu gọi đầu tư dất rõ ràng, trọng tâm, trọng điểm, tạo giá trị thương mại cao đối với từng đặc khu. Tuy nhiên theo tôi chính sách ưu đãi chưa phải là yếu tố mang tính quyết định mà môi trường đầu tư thông thoáng, thiết kế bộ máy hoạt động có chất lượng, hiệu quả, thủ tục hành chính nhanh gọn, đảm bảo tính cạnh tranh mới là quan trọng hơn. Qua tiếp xúc, nhiều nhà đầu tư mong muốn khi đã có đặc khu với nhiều ưu đãi, thì từ khi tìm hiểu, làm thủ tục thực hiện đến khi triển khai thì nhà đầu tư không phải đi làm thủ tục ở nhiều nơi, nhiều cấp mà chỉ cần làm việc với chính quyền đặc khu."

Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến những ưu đãi về thuế, đất đai tại đặc khu mà rất chú trọng đến chính quyền tại Đặc khu, cơ chế chính sách, thủ tục cho các nhà đầu tư, các cam kết về môi trường đầu tư kinh doanh…

Đại biểu Võ Thị Như Hoa, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, cho rằng: Việc xây dựng Luật cần hướng đến việc ổn định chính sách, minh bạch chính sách cũng như tạo môi trường bình đẳng cho các nhà đầu tư. " Đối với các đặc khu, việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược rất quan trọng và tạo động lực to lớn cho sự phát triển. Tuy nhiên trong dự án luật lại trao nhiều quyền lợi cho các nhà đầu tư chiến lược cần cân nhắc kỹ để vừa đảm bảo điều kiện tối ưu cho nhà đầu tư chiến lược nhưng cũng không ảnh hưởng đến việc phát triển của chính quyền và đặc khu.

Việc phát triển 3 đặc khu kinh tế này thể hiện sự nhất quán, quyết tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với việc xây dựng sân chơi mới, luật chơi mới, với thể chế, chính sách vượt trội, cạnh tranh để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì vậy, để phù hợp với thực tế phát triển của đất nước và thế giới, Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt sẽ được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện."

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu