Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TƯ Đảng khóa XII về thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ
(VOV5) -  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
(VOV5) -  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Ngày 5/11/2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

 

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TƯ Đảng khóa XII về thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - ảnh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh tư liệu: tuoitre


Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo. Đó là: Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, nhất là mối quan hệ giữa tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu. Nhà nước cần tập trung khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam, nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế; Bảo đảm đồng bộ giữa đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế; Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Nghị quyết cũng nêu rõ một số chủ trương, chính sách lớn. Đó là: Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức; Hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật; Nâng cao năng lực cạnh tranh; Tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; Tăng cường quốc phòng, an ninh; Nâng cao và phát huy hiệu quả uy tín và vị thế quốc tế; Bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc; Giải quyết tốt các vấn đề xã hội; Giải quyết tốt các vấn đề môi trường; Đổi mới tổ chức, hoạt động của tổ chức công đoàn và quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu