Mốc son 75 năm: Việt Nam được tôn trọng và ủng hộ trên trường quốc tế

Chia sẻ
(VOV5) -Việt Nam đã đổi mới thành công, từ một nước khó khăn về kinh tế, phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của nước ngoài, trở thành một nước có Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng trưởng.

Ngày 27/8, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc tổ chức tọa đàm trực tuyến về công tác đối ngoại của Việt Nam nhân kỷ niệm 75 năm ngành ngoại giao Việt Nam dưới sự chủ trì của Đại sứ Đặng Đình Quý, trưởng phái đoàn, và sự tham dự của đại diện giới học giả, các nhà ngoại giao lão thành và cán bộ các cơ quan đại diện Việt Nam đang làm việc tại các bang ở Mỹ.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc khẳng định các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Mỹ đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy quan hệ với hai đối tác rất quan trọng là Liên hợp quốc và Mỹ, trong bối cảnh Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, đồng thời làm tốt mảng công tác bảo hộ công dân trong thời điểm đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành.

Mốc son 75 năm: Việt Nam được tôn trọng và ủng hộ trên trường quốc tế - ảnh 1 Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý. -Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN

Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ sau hai năm đảm trách cương vị trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, có cơ hội làm việc và tiếp xúc với lãnh đạo và các đại diện ngoại giao của 193 nước trên khắp thế giới, ông nhận thấy Việt Nam có được sự tôn trọng rất lớn của cộng đồng quốc tế. 

Việt Nam đã đổi mới thành công, từ một nước khó khăn về kinh tế, phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của nước ngoài, trở thành một nước có Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng trưởng liên tục, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Những nỗ lực của Việt Nam nhằm thực hiện  những mục tiêu thiên niên kỷ do Liên hợp quốc khởi xướng như mục tiêu bình đẳng giới, vì quyền con người. Việt Nam đã ứng xử hòa bình và đàng hoàng với các nước lớn cũng như các nước láng giềng, là bè bạn và đối tác tin cậy. Việt Nam chủ động hội nhập và luôn cố gắng tuân thủ  theo luật pháp quốc tế.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu