Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, UBTW MTTQ Việt Nam góp ý dự thảo văn kiện 12 của Đảng

Chia sẻ
(VOV5)- Chiều nay, tại Hà Nội, Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị góp ý kiến dự thảo văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.
(VOV5)- Chiều nay, tại Hà Nội, Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị góp ý kiến dự thảo văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.


Các thành viên trong Hội đồng đã tập trung góp ý vào việc xây dựng chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Góp ý về phương hướng nhiệm vụ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ông Đỗ Duy Thường, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật  đề nghị dự thảo cần làm rõ hơn nữa về đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.

Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, UBTW MTTQ Việt Nam góp ý dự thảo văn kiện 12 của Đảng - ảnh 1
Phát triển đường giao thông nông thôn được bà con các dân tộc ở huyện vùng cao Trạm Tâu (Yên Bái) tích cực hưởng ứng. Ảnh: TTXVN

Nhấn mạnh, đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh to lớn có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ông Đỗ Duy Thường khẳng định: đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích của các giai tầng trong xã hội, mọi người dân phải được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới một cách công bằng. Chính sách pháp luật phải vì quyền lợi, lợi ích chính đáng của nhân dân, cán bộ công chức nhà nước phải vì nhân dân phục vụ.

Các đại biểu đề nghị làm rõ hơn việc hoàn thiện pháp luật, chính sách để MTTQ  và nhân dân thực hiện quyền làm chủ và giám sát trong hoạt động kinh tế. Các ý kiến cũng tập trung góp ý về xây dựng nhà nước pháp quyền với việc cải cách nền hành chính nhà nước. Theo đó, phải tiến hành đồng bộ 4 nội dung, đó là: cải cách thể chế hành chính, cái cách bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công. Đồng thời, cần chuyển từ mô hình hành chính công truyền thống sang mô hình hành chính công hiện đại.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu